Ban đầu, Apple dự định dùng chip của YMTC từ đầu năm nay do chúng rẻ hơn ít nhất 20% so với các đối thủ. Tuy nhiên, do áp lực địa chính trị leo thang và chỉ trích từ các nhà lập pháp Mỹ, Apple đã phải thay đổi kế hoạch, theo Nikkei.
Một trong các nguồn tin tiết lộ: “Các sản phẩm đã được xác minh nhưng chúng không được đưa vào dây chuyền khi sản xuất số lượng lớn iPhone mới”.
Apple dự định chip YMTC chỉ dùng cho những chiếc iPhone bán ra tại Trung Quốc. Dù vậy, một nguồn tin chia sẻ “táo khuyết” thậm chí cân nhắc sẽ mua tối đa 40% chip NAND từ YMTC cho tất cả iPhone. “YMTC được chính phủ hậu thuẫn nên họ có thể cạnh tranh bằng giá với mọi đối thủ”,nguồn tin khác bổ sung.
Hiện nay, chip YMTC chưa có mặt trong các sản phẩm của Apple.
Ngày 7/10, Washington đưa YMTC vào danh sách Unverified List. Một công ty sẽ bị liệt vào dạng này nếu quan chức Mỹ không thể xác minh người dùng cuối của họ là ai. Theo luật sư Harry Clark, thông thường, họ không bị cấm mua linh kiện hay thứ gì khác, tuy nhiên, các doanh nghiệp Mỹ lại bị cấm chia sẻ bất kỳ thiết kế, công nghệ, tài liệu hay chi tiết kỹ thuật nào với họ nếu không có giấy phép.
Hơn nữa, một quan chức cấp cao Bộ Thương mại Mỹ cho biết các công ty có tên trong danh sách “rất có thể”bị thêm vào Entity List – danh sách kiểm soát xuất khẩu chính thức – nếu không thể cung cấp thông tin cần thiết trong thời hạn nhất định, thường là 60 ngày.
YMTC còn bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm được Mỹ đưa ra cùng ngày, nhằm vào mảng công nghiệp chip của Trung Quốc. Washington cấm các nhà sản xuất thiết bị chip Mỹ cung cấp dịch vụ hay hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty Trung Quốc sản xuất chip hiện đại. Chip nhớ 128 lớp của YMTC là đối tượng chịu tác động, đồng nghĩa họ sẽ không có năng lực công nghệ để sản xuất đủ số lượng và chất lượng cho Apple, ngay cả khi nhà sản xuất iPhone muốn mua hàng.
Brent Fredberg, Giám đốc đầu tư của Brandex Investment Partners, nhận xét: “Apple có thể muốn dùng YMTC cho thị trường địa phương. Song, cách mà các quy định được thiết lập hiện tại cho thấy rất khó để YMTC cung ứng loại chip NAND mà Apple muốn trong vài năm”.
Theo Nikkei, Apple bắt đầu liên hệ với YMTC từ năm 2018 để tìm kiếm giải pháp chip rẻ hơn. YMTC là niềm hi vọng của Trung Quốc trong lĩnh vực chip nhớ NAND mà Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đang thống trị. Thành lập năm 2016, YMTC hiện đang tăng cường sản xuất tại nhà máy chip thứ hai.
Giao dịch tiềm năng với Apple được nhìn nhận là thắng lợi lớn đối với ngành bán dẫn Trung Quốc vì nó chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm chất lượng cho các thương hiệu hàng đầu thế giới. YMTC nỗ lực giảm lệ thuộc vào thiết bị sản xuất chip và linh kiện Mỹ từ năm 2020 sau khi Washington bắt đầu trấn áp Huawei. Dù vậy, đây không phải điều dễ dàng vì Mỹ chi phối những lĩnh vực quan trọng như công cụ sản xuất chip.
Apple và YMTC không bình luận về vấn đề này.
Du Lam(Theo Nikkei)
" alt=""/>Apple hoãn kế hoạch dùng chip Trung QuốciPhone 14 chính hãng sẽ được mở bán vào 0h ngày 14/10. Ảnh: Flashfly.
Các đại lý ủy quyền của Apple tại Việt Nam đã bắt đầu nhận cọc iPhone 14 vào 0h 7/10. Tùy thuộc vào từng đại lý mà chính sách nhận cọc dòng iPhone 14 series sẽ khác nhau. Đa phần các chuỗi đều giới hạn khách hàng chỉ được cọc tối đa 2 máy, cá biệt có chuỗi không giới hạn số lượng.
Đợt một trả máy sớm sẽ diễn ra vào 0h 14/10 và đợt trả máy thứ 2 sẽ vào 24/10. Nắm bắt tâm lý muốn có iPhone 14 chính hãng sớm nhất của nhiều người dùng, không ít khách đặt cọc đã bán lại các suất nhận máy sớm.
Trên mạng xã hội (MXH), các bài đăng nhượng cọc iPhone 14 đều đang ghi nhận lượng tương tác cao. Thậm chí có những nhóm mới được lập ra chỉ để trao đổi, sang nhượng lại các suất nhận iPhone 14 sớm.
Đa phần các suất nhượng cọc đều là iPhone 14 Pro/Pro Max. Các suất nhận máy sớm với phiên bản màu trắng, đen và vàng được bán với giá 1-2 triệu đồng, riêng màu tím là 2-3 triệu đồng. Trừ đi chi phí đặt cọc một triệu đồng, trung bình người sang nhượng cọc lời được 1-2 triệu đồng mỗi máy.
![]() |
Các bài đăng nhượng cọc tràn lan trên MXH. |
"Mình đặt được 6 máy iPhone 14 Pro Max tím 128 GB và một máy Pro Max vàng. Mình chỉ giữ lại dùng một máy, bán lại 5 suất màu tím mỗi máy 3 triệu và màu vàng một triệu, trừ chi phí cọc là đã lời được 10 triệu đồng" anh Minh Trí (TP.HCM) chia sẻ với Zing.
Anh này cũng cho biết, do năm nay các cửa hàng yêu cầu kích hoạt máy ngay khi nhận nên dân buôn chỉ có thể bán lại cọc. Vào năm ngoái, khi iPhone 13 mở bán, anh Trí đi nhận máy giữa đêm và bán sang tay, thu lời 5 triệu đồng/máy.
Anh Hữu Khánh, nhân viên văn phòng tại TP.HCM, cho biết vào tối mở nhận cọc iPhone 14 anh đã chọn 2 đại lý lớn để đặt hàng. Mới đây cả 2 chuỗi đều báo anh nằm trong suất nhận máy sớm vào 14/10, vì vậy anh Khánh đã quyết định bán lại một suất.
"Mình bán lại cọc iPhone 14 Pro Max 256 GB tím giá 2 triệu xem như tiền công thức khuya đặt máy. Vừa đăng bài trên mạng xã hội là có người vào chuyển khoản ngay vì tâm lý ai cũng muốn nhận máy sớm", anh Khánh tiết lộ.
Anh Quốc Vĩnh (Bình Thạnh, TP.HCM), người vừa mua lại cọc mẫu iPhone 14 Pro Max màu tím với giá 3 triệu đồng, chia sẻ giờ muốn nhận máy vào 14/10 chỉ có thể chịu chênh giá. Anh cho biết đang rất mong chờ dòng iPhone mới và không đành chờ tới đợt 2.
"Tối mở nhận cọc các bên sập website nhanh quá mình không đặt cọc được nên đành phải mua lại suất nhận máy sớm. Tuy cái giá mình mua đắt hơn hàng xách tay nhưng mình thấy an tâm hơn về việc bảo hành", anh Vĩnh cho biết.
Chia sẻ với Zing, đại diện một chuỗi bán lẻ cho biết việc mua, bán lại cọc là do nhu cầu của khách hàng. Nhà bán lẻ sẽ căn cứ theo số điện thoại đã đặt cọc để giao máy.
"FPT Shop và F.Studio sẽ có những quy định nội bộ của FRT nhằm mục tiêu duy nhất là ưu tiên giao máy đến các khách hàng đã đặt trước trong đợt đầu", ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc khối Viễn thông Di động FPT Shop, chia sẻ.
Các chuỗi bán lẻ cũng cho biết tình trạng chuyển nhượng lại cọc đối với iPhone 14 Pro Max là điều hiển nhiên khi nhu cầu của khách hàng đối với mẫu máy này rất lớn. Theo ghi nhận từ các chuỗi bán lẻ tại Việt Nam, iPhone 14 Pro Max hiện là mẫu máy chiếm tới hơn 80% lượng đặt cọc.
![]() |
Mẫu Pro/Pro Max màu sắc mới năm nào cũng nhận được lượng quan tâm lớn từ người dùng. Ảnh: Phương Lâm. |
Vào 0h ngày 7/10, các nhà bán lẻ ủy quyền của Apple tại Việt Nam đã mở đặt cọc iPhone 14 series theo 2 hình thức là trực tuyến thông qua website và nhận cọc trực tiếp tại cửa hàng.
Chỉ sau khoảng một tiếng đồng hồ nhận cọc, tất cả các chuỗi đều ghi nhận tình trạng cháy hàng đối với 2 mẫu iPhone 14 Pro/Pro Max. Phần lớn khách hàng phải đợi tới đợt mở bán thứ 2, vào ngày 24/10 mới có thể nhận máy đã đặt cọc.
Tình trạng mua, bán cọc các suất nhận iPhone chính hãng trước ngày mở bán không mới mà đã diễn ra rầm rộ từ 2019. Điển hình vào năm ngoái, khi mở bán iPhone 13, người dùng Việt không chỉ bán lại các suất cọc máy sớm mà còn bán lại các máy chưa kích hoạt, kiếm lời 2-5 triệu đồng/máy. Việc này đã gây nên tình trạng khan hàng các mẫu iPhone 13 Pro/Pro Max.
Để tránh việc nhiều khách hàng đầu cơ máy tái diễn, năm nay đa phần các đơn vị bán lẻ sẽ yêu cầu người dùng kích hoạt iPhone 14 ngay tại cửa hàng. Tuy nhiên việc thiếu nguồn cung từ các đại lý và tâm lý muốn nhận máy sớm của người dùng Việt đã khiến nhiều người chấp nhận chênh 1-3 triệu đồng so với giá niêm yết, sẵn sàng mua lại các suất cọc để có máy ngay trong 14/10.
(Theo Zing)
" alt=""/>Thu lời chục triệu đồng nhờ nhượng cọc iPhone 14Người đẹp Cao Thùy Linh vừa thực hiện bộ ảnh nude rất táo bạo giữa núi rừngcao nguyên. Bộ ảnh này khiến nhiều người nhớ tới bức ảnh nữ minh tinh bán nudebên chú ngựa trắng được chụp từ năm 2001 vô cùng gợi cảm. Không biết bộ ảnh củaCao Thùy Linh có được lấy cảm hứng từ bức hình của Angelina Jolie hay khôngnhưng có một điều chắc chắn là nó không đủ sự gợi cảm và nghệ thuật như bức hìnhcủa nữ minh tinh hollywood.
Bức hình từng gây bão của Angelina Jolie